QUY TRÌNH THI CÔNG BỘT TĂNG CỨNG MẶT SÀN
1. Điều kiện thi công
– Trong trường hợp có mưa hay tác động của nước cần có biện pháp che chắn thích hợp.
– Không nên thi công trong điều kiện quá nắng nóng.
2. Lớp bê tông nền
– Thi công lớp tăng cứng cần được tiến hành xong trước thời điểm bê tông ninh kết.
– Nếu có hiện tượng tách nước của lớp bê tông nền thì cần loại bỏ lượng nước đọng trên bề mặt trước khi thi công lớp tăng cứng.
– Cần chia khe co giãn cho lớp bê tông nền tuân thủ các yêu cầu theo TCXDVN 313:2004 “Thi công chống nứt bê tông và bê tông cốt thép dưới tác động nóng ẩm”.
3. Thi công lớp tăng cứng
– Lớp bột tăng cứng được rải trên bê tông nền thành 2 – 3 lớp. Sau mỗi lần rải, bề mặt phải được xoa bằng bàn xoa hay máy đánh bóng.
– Rải bột lần đầu với lượng sử dụng bằng 2/3 lượng bột định mức. Rải bột ở khu vực ngoài (phần cạnh tường hay tiếp xúc với khuôn) trước. Rải đều bằng cách rắc nhỏ lượng bột thành các lần, lớp sau vuông góc với lớp trước. Không đứng rải ở vị trí cố định để tránh sự phân tán bột không đều.
Xoa lần đầu ngay sau khi rải bột. Tiến hành xoa tại khu vực cạnh tường hay thành khuôn trước, không nên xoa quá lâu, chỉ xoa đủ để lớp bột rải kết dính với bê tông.
– Rải bột lần hai ngay sau khi rải và xoa lần đầu. Nếu có yêu cầu có thể tiến hành rải và xoa lần ba.
– Xoa hoàn thiện được tiến hành ngay sau khi bề mặt ẩm và đã cứng. Khi xoa hoàn thiện, bàn xoa hoặc cánh xoa của máy xoa đặt nằm ngang. Khi bề mặt đã cứng hơn, tiến hành xoa với cánh xoa hơi nghiêng.
Nếu bề mặt có yêu cầu chống trơn trượt thì không tiến hành xoa đánh bóng sau khi rắc bột lần cuối.
Khi xoa, nếu có hiện tượng vữa xi măng – cát dính vào cánh xoa thì dừng lại vệ sinh cánh xoa để tránh gây rỗ và khuyết tật bề mặt.
4. Bảo dưỡng
4.1. Bảo dưỡng ban đầu
– Bảo dưỡng ban đầu tuân thủ TCXDVN 391-2007 “Bê tông – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên”.
– Có biện pháp che chắn (tránh mưa) trong thời gian thi công lớp tăng cứng và trong khoảng 24 giờ sau khi thi công xong.
4.2. Bảo dưỡng trong giai đoạn tiếp theo
– Cần tưới ẩm bề mặt đường bê tông có lớp tăng cứng, đặc biệt quan trọng trong điều kiện năng khô nóng.
– Lưu ý không dùng nước áp lực mạnh để tưới ẩm tránh làm ảnh hưởng chất lượng lớp tăng cứng trong thời gian đầu.
1. Đổ bê tông
2. San gạt hỗn hợp bê tông
3. Rắc bột tăng cứng mặt sàn sau khi đầm, cán bê tông
4. Xoa hoàn thiện bề mặt bê tông bằng máy
5. Hoàn thiện bằng bàn xoa hoặc máy xoa
Hình 1. Các bước thi công bột tăng cứng mặt sàn
Hình 2. Máy xoa nền chuyên dụng
Hình 3. Thi công bột tăng cứng mặt sàn
Trả lời