QUY TRÌNH THI CÔNG BÊ TÔNG BỌT
- VẬT LIỆU SỬ DỤNG
1.1. Xi măng: sử dụng xi măng PCB40, thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 6260:2009.
1.2. Cát vàng: sử dụng cát vàng thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 7570:2006.
2.2. Nước: thỏa mãn yêu cầu kĩ thuật đối với nước dùng trong trộn bê tông và vữa.
2.3. Chất tạo bọt kỹ thuật
Sử dụng chất tạo bọt kỹ thuật có các thông số kỹ thuật sau:
– Trạng thái: lỏng.
– Màu: vàng nâu trong.
– Tỷ trọng: 1,05 ± 0,05 kg/lít.
– Tỉ lệ trộn với nước: Chất tạo bọt/Nước = 1/30 đến 1/40.
– Hệ số nở bọt: 1 lít chất tạo bọt cho ra 700 – 850 lít bọt kỹ thuật.
- THIẾT BỊ SỬ DỤNG
2.1. Máy trộn
Sử dụng máy trộn cưỡng bức chuyên dụng, các cánh trộn được thiết kế để để đảm bảo chất lượng hỗn hợp bê tông đồng đều và rút ngắn thời gian trộn.
Hình 2.1. Máy trộn bê tông bọt cưỡng bức, cánh xoắn
2.2. Máy tạo bọt
Máy tạo bọt có chức năng tạo ra bọt kỹ thuật từ dung dịch chất tạo bọt.
Hình 2.2. Máy tạo bọt
2.3. Máy nén khí
Máy nén khí được sử dụng kết hợp với máy tạo bọt, cung cấp khí nén cho máy tạo bọt. Sử dụng máy nén khí có áp suất trên 2 atm.
2.4. Dụng cụ định lượng và các dụng cụ khác
Các dụng cụ định lượng gồm: cân, ống đong, ca 1 lít.
Các dụng cụ khác gồm: bay, bàn xoa, thước, …
Khuôn đúc mẫu.
- QUY TRÌNH THI CÔNG BÊ TÔNG BỌT
Trước khi tiến hành trộn hỗn hợp bê tông bọt, cần tính toán cấp phối cho từng mẻ trộn dựa vào thể tích của máy trộn. Dựa trên tính toán lý thuyết, tính khối lượng vật tư sử dụng để đạt được yêu cầu về khối lượng thể tích bê tông bọt.
3.1. Trộn hỗn hợp vữa xi măng – cát
– Định lượng nước trộn, xi măng và cát theo tỉ lệ mẻ trộn.
– Cho nước trộn vào máy trộn.
– Bật máy trộn.
– Cho từ từ xi măng vào máy trộn. Trộn đều nước và xi măng để tạo thành hỗn hợp hồ xi măng đồng nhất.
– Thêm dần cát vàng hỗn hợp hồ xi măng và trộn đều.
3.2. Chế tạo bọt kỹ thuật
– Chuẩn bị dung dịch chất tạo bọt: khuấy đều chất tạo bọt với nước theo đúng tỉ lệ.
– Rót dung dịch chất tạo bọt vào máy tạo bọt qua phễu 4.
– Một đầu của máy tạo bọt được nối với máy nén khí. Mở ván để khí nén được đưa vào máy tạo bọt. Mở van đầu ra của máy tạo vọt, bọt kỹ thuật sẽ phun ra. Điều chỉnh van đầu ra để bọt phun ra liên tục và đảm bảo chất lượng. Phun trực tiếp bọt vào máy trộn.
– Đến khi phun đủ lượng bọt vào máy trộn, khóa van đầu ra. Tiếp tục rót dung dịch chất tạo bọt vào máy tạo bọt cho mẻ trộn tiếp theo.
Hình 3.2. Trộn bọt kĩ thuật với hồ vữa
3.3. Trộn hỗn hợp bê tông bọt
– Trong quá trình bọt kỹ thuật được phun vào hỗn hợp vữa xi măng – cát, máy trộn sẽ trộn đều vữa xi măng – cát và bọt kỹ thuật tạo thành hỗn hợp bê tông bọt.
– Kiểm tra khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông bọt bằng cách cân hỗn hợp bê tông bọt được đong trong ca thể tích 1 lít.
3.4. Thi công bê tông bọt
– Xác định các cốt giới hạn lớp bê tông bọt.
– Ghép cốp pha đảm bảo kín khít.
– Vệ sinh sạch bề mặt thi công bê tông bọt trước khi thi công lớp bê tông bọt ở trên.
– Đổ trực tiếp hỗn hợp bê tông bọt lên nền thi công.
– Khi chiều dày lớp bê tông đến cốt giới hạn, dùng thước dài cán phẳng lớp bê tông bọt.
– Sau khi hỗn hợp bê tông bắt đầu ninh kết, dùng bay và bàn xoa đã được làm ẩm để hoàn thiện bề mặt lớp bê tông mới thi công.
Hình 3.4. Hỗn hợp bê tông bọt trong máy trộn
3.5. Bảo dưỡng bê tông
– Sau khi thi công xong, lớp bê tông bọt được dưỡng ẩm liên tục trong vòng 07 ngày tiếp theo.
– Không được đi lại trên lớp bê tông bọt mới thi công trong vòng 03 ngày đầu kể từ ngày thi công.
Trả lời